Bóng cười/ N2O là một loại khí có thể tạo ra khoái cảm và các trạng thái ảo giác khi được hít. Tuy nhiên, N2O là một chất độc thần kinh và có thể gây ra thương tốn thần kinh lâu dài khi sử dụng quá nhiều.
Các trường hợp sử dụng N2O cho mục đích giải trí lần đầu được ghi lại vào thế kỉ 18th trong các bữa tiệc của giới thượng lưu, đặc biệt trong giới y khoa cho đến thể kỉ 20 khi luật pháp cho phép bệnh viện và nha khoa tiếp cận loại khí này. Từ những năm 2010s, khí cười dần trở thành một loại thuốc giải trí phổ biến ở nhiều quốc gia.
Hiệu ứng của bóng cười
N2O có thể gây ra sự chóng mặt, phân ly, mất khả năng vận động tạm thời. Tác dụng mạnh mẽ nhất của N2O là ở khả năng phân ly, và N2O nằm trong nhóm chất “dissociatives”. Tuy nhiên liệu bóng cười có thể coi là một chất thức thần?
Việc hít khí N2O cho mục đích giải trí, với nhu cầu “phê” và ảo giác nhẹ, bắt đầu xuất hiện trong tầng lớp thượng lưu Anh Quốc từ năm 1799 trong các bữa tiệc “khí cười”. Nhà hoá học người Anh Humphry Davy từng mời các vị khách khí N2O được đựng trong các túi bằng lụa, và ghi chép lại hiệu ứng trong cuốn sách mà ông xuất bản năm 1800 có tên “Nghiên cứu, Hoá học và Triết lý”. Nhà thơ Samuel Taylor Coleridge mô tả hiệu ứng bóng cười giống như “trở về một căn phòng ấm áp sau khi đi bộ lâu dưới trời tuyết”.
Trong thế kỷ 19th, các nhà tư duy đương đại như William James cho rằng N2O khi hít tạo ra trải nghiệm tâm linh và kỳ bí mạnh mẽ. James cho rằng ông đã trải nghiệm sự hoà hợp của hai phạm trù đối lập thành nhất thể và vén màn sự thật tuyệt đối của vũ trụ. Kí ức về trải nghiệm này không may rất nhanh chóng tan biến và mọi nỗ lực mô tả về nó đều trở nên vô cùng khó khăn. James từng mô tả một người đàn ông dưới tác dụng của bóng cười cho biết mình đã hiểu được bí mật của vũ trụ.
Theo bạn thì sao?