Trải nghiệm tâm linh đã luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của con người, giúp cho các bộ lạc cùng chung sức hướng xã hội tới những hướng mới. Có thể con người được tạo ra với một xu hướng tự nhiên là thèm muốn các trải nghiệm như vậy, một số sử dụng chất thức thần như một lối tắt dẫn đến các trải nghiệm tương tự.
Điều cơ bản đó là sự kết nối và tương trợ, theo James Carney, một chuyên gia tâm lý tại Đại Học Lancaster. “Nếu tôi tin răng tôi là một cả thể với toàn bộ bộ lạc của tôi, nhà thờ hay cả vũ trụ, sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận việc nhiều người khác hưởng lợi từ công sức của tôi,” ông viết trong The Conversation. “Sự kết nối vô cùng quan trọng vì nó khiến con người dễ dàng hợp tác hơn ngay cả khi kết quả của việc hợp tác có thể không thể hiện rõ ngay lập tức.”
Chất thức thần đưa người sử dụng vào trạng thái nhận thức giúp tăng cường khả năng tương trợ, điều thiết yếu đối với sự sống còn khi các nhóm người ngày càng tăng về số lượng và sự tin tưởng cần được thiết lập giữa những người lạ. Đó là lí do Carney nghĩ chũng ta có bản năng tìm kiếm những trải nghiệm mà có thể đưa ta vào trạng thái nhận thức đó.
Điều chỉ ra ở đây không phải là con người tiến hoá và thích nghi để sử dụng chất thức thần, mà là đây là một giả thiết giải thích cho xu hướng sử dụng chất thức thần đối với quá trình tiến hoá.
Có hai nguyên tắc cơ bản đối với cách chất thức thần hoạt động. Một là phá vỡ kết nối – các mạng lưới cứng nhắc trong não trở nên kém hiệu quả (điều này đem lại tác dụng đối với nhận thức là phá vỡ các rào cản, định kiến, thói quen, suy nghĩ bám víu mà được củng cố vững chắc qua ảnh hưởng môi trường qua nhiều năm trưởng thành). Hai là sự giảm thiểu khác biệt – hoạt động các vùng não có nhiệm vụ riêng trở nên ít khác biệt hơn (đem lại tác dụng nhận thức là synethesia – cảm thụ liên giác quan, ở mức độ nhẹ thì đó là “nhìn thấy âm thanh, nghe thấy màu sắc…”, mạnh hơn thì vùng ngôn ngữ có thể đảm nhiệm một phần nhiệm vụ điều khiển cơ thể trong trạng thái này). Kết hợp lại, chất thức thần phá vỡ sự cứng nhắc trong nhiều phần nhận thức, cho phép những kết nối mới hình thành và cho phép nhận thức được những điều mới.
Robert Carhart-Harris, một nhà nghiên cứu thức thần tại Đại Học Hoàng Gia London, đã sử dụng giả thiết trên để điều trị thành công chứng trầm cảm với nấm thức thần. Trải nghiệm với nấm cho phép bệnh nhân cảm thấy một sự kết nối, ngay cả với những người đã gây cho họ đau đớn, và cho phép họ hiểu điều gì đã khiến họ hành động theo cách mà họ đã từng trong quá khứ.
Carhart-Harris so sánh cảm giác kết nối với những thứ trên cả bản thân với “hiệu ứng toàn cảnh” mà các phi hành gia cảm thấy khi họ nhìn lại Trái Đất:
“Độ nhiên tôi nghĩ, ‘Thật là ngu ngốc khi tôi và con người nói chung xung đột với nhau và tranh cãi vì những thứ mà chúng tôi nghĩ là to tát và quan trọng.’ Nhưng khi bạn ở trên vũ trụ và nhìn xuống toàn bộ Trái Đất, đầu óc bạn tự nhìn ra vấn đề. Tôi nghĩ một trạng thái như vậy được sinh ra bởi chất thức thần.