MDA và MDMA là hai hợp chất có cấu trúc hoá học gần tương đồng thuộc nhóm amphetamines, tuy nhiên lại tạo ra hiệu ứng khác nhau hoàn toàn.
MDMA và MDA còn được biết đến với tên gọi “Molly” và “Sally”, là hai hợp chất “chị em” rất phổ biến trong giới tiệc tùng.
MDA và MDMA là gì?
MDA (3,4-Methylendioxyamphetamine) và MDMA (3,4-Methylenedioxymethamphetamine) là các hợp chất hướng thần nhân tạo gốc amphetamine thuộc nhóm phenethylamine.
Về mặt cấu tạo phân tử, MDA và MDMA là hai hợp chất có chung nền tảng hoá học. Thực tế thì MDMA được điều chế từ MDA thông qua một số phản ứng hoá học.
Khi bạn sử dụng MDMA, cơ thể sẽ phân rã nó ra thành MDA thông qua quá trình demethylation, xảy ra trong gan. MDA là một phụ phẩm của quá trình hấp thụ MDMA và góp phần tạo ra hiệu ứng chung của MDMA.
Cả MDA và MDMA đều có hiệu ứng kích thích và tạo ra ảo giác, nhưng khác nhau về cường độ và thời lượng.
MDMA
MDMA là một loại chất giải trí phổ biến thường được gọi là “ecstasy” hay “Molly”. MDMA tạo ra cảm giác hạnh phúc tột đỉnh, cởi mở cảm xúc và đồng cảm. MDMA cũng tăng cường cảm nhận giác quan và hoạt động như một chất kích thích góp phần tăng mức năng lượng của người dùng.
Nghiên cứu cho thấy MDMA kích thích giải phóng và ức chế tái hấp thu serotonin, dopamine, norepinephrine, trong đó tác dụng trên serotonin là đáng kể nhất.
Sự giải phóng một lượng lớn serotonin này có thể dẫn đến sự thiếu hụt serotonin trong não bộ. Do đó, một số người trải nghiệm một số tác dụng phụ sau khi sử dụng như trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi… kéo dài vài ngày sau khi dùng MDMA.
MDMA cũng gây tăng nhịp tim và huyết áp do sự giải phóng norepinephrine (adrenaline).
MDA
MDA, hay còn gọi là “Sally” hay “Sassafras”, tạo ra sự hưng phấn, tăng năng lượng, cảm nhận giác quan, đồng cảm và thay đổi cảm nhận về thời gian.
MDA thường tạo ra nhiều hiệu ứng thị giác và thính giác hơn MDMA, còn MDMA lại tạo ra nhiều hiệu ứng đồng cảm và yêu thương hơn MDA.
MDA ngoài ra có tác dụng kích thích mạnh hơn MDMA và có thời gian đào thải lâu hơn MDMA 2-4 tiếng.
Cũng giống như MDMA, MDA có thể gây ra một số tác dụng phụ một vài ngày sau đó.
So sánh hiệu ứng MDA và MDMA
Trải nghiệm hiệu ứng của mỗi loại chất này đối với mỗi người là khác nhau và thay đổi tuỳ theo liều lượng, độ tinh khiết, cơ địa mỗi người và môi trường sử dụng.
Hiệu ứng | MDA | MDMA |
Hưng phấn, hạnh phúc | Có | Có |
Tăng năng lượng | Có | Có |
Tăng cường giác quan | Có | Có |
Đồng cảm | Có | Có |
Thay đổi cảm nhận thời gian | Có | Có |
Hiệu ứng thị giác | Mạnh | Khá nhẹ |
Hiệu ứng thính giác | Mạnh | Trung bình |
Tác dụng kích thích | Mạnh và kéo dài hơn | Nhẹ |
Tổng quan trải nghiệm | Nhiều ảo giác và kích thích hơn | Thiên về đồng cảm và hạnh phúc |
Tổng thời lượng | 10-12 giờ | 7-8 giờ |
Rủi ro và nhận biết Overdose
Các dấu hiệu quá liều MDMA/MDA khá tương đồng với hiện tượng serotonin syndrome. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- thân nhiệt cao ở mức nguy hiểm
- huyết áp cao, nhịp tim bất thường, truỵ tim
- mất nước
- mất phương hướng, hoang mang
- co giật
- mất ý thức
Các trường hợp quá liều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang quá liều, cần tìm sự giúp đỡ về mặt y tế ngay lập tức. Hãy luôn thật thà với các nhân viên y tế. Hãy yên tâm mọi thông tin được cung cấp sẽ đều được bảo mật thận trọng và có thể giúp cứu mạng người.
Các dịch vụ cấp cứu thường cho những người bị quá liều sử dụng than hoạt tính để giải độc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng MDMA hay MDA, điều này có thể giúp ích.
Kết luận
MDMA và MDA là hai hợp chất tương đồng nhưng lại đem đến các hiệu ứng khác biệt rõ rệt. MDA đem lại hiệu ứng ảo giác và kích thích mạnh hơn trong khi MDMA mang lại hiệu ứng đồng cảm và yêu thương nhiều hơn.
Cả hai hợp chất này đều có tác động mạnh mẽ lên hệ thống dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin, và có rủi ro tỉ lệ thuận với liều lượng và tần suất sử dụng.
Có ngày càng nhiều các nghiên cứu xoay quanh MDA và MDMA. Các nghiên cứu khoa học này nhắm tới việc khám phá các tiềm năng trị liệu, mức độ an toàn và rủi ro của các hợp chất này.
Nguồn: Healthline