Theo: Alexander Beadle Nguồn: analyticalcannabis.com
Từ hàng ngàn năm về trước, chất thức thần đã được sử dụng cho cả mục đích trị liệu lẫn mục đích văn hoá. Trong những năm gần đây, làn sóng phục hưng trong nghiên cứu về chất thức thần đã đem lại những kiến thức mới trong lĩnh vực trị liệu tâm lý kết hợp sử dụng chất thức thần đối với các chức rối loạn thần kinh nghiêm trọng như sang chấn tâm lý (PTSD) hay hội trứng trầm cảm.
Các cơ chế sinh hoá giúp đem lại tác dụng trị liệu này vẫn chưa được hiểu rõ. Một số khía cạnh vẫn đang được……
Trong một webinar diễn ra gần đây do Analytical Cannabis tổ chức, Gul Dolen, giáo sư thần kinh học tại Đại học John Hopkins đã tiết lộ một phát hiện mới về khả năng tái tạo lại một giai đoạn then chốt trong quá trình trưởng thành đối với não bộ trong quá trình học hỏi và thích nghi với xã hội. Nghiên cứu cho rằng tính hiệu quả của các phương pháp trị liệu tâm lý kết hợp MDMA có thể bắt nguồn từ khả năng này.
“Giai đoạn then chốt” nói trên là gì?
Trong quá trình phát triển từ khi còn sơ sinh và xuyên suốt tuổi thơ, não bộ phải liên tục học các thích nghi với lượng lớn thông tin từ các kích thích giác quan. Để có thể hiểu được thông tin từ các tín hiệu này, não bộ trải qua những “giai đoạn học hỏi then chốt”, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi sau này khi trưởng thành.
“Các giai đoạn then chốt là những chu kỳ xảy ra trong quá trình trưởng thành, khi não bộ trở nên cực kì nhạy cảm với thế giới bên ngoài. Thêm vào đó, não bộ đang trưởng thành vẫn còn rất linh hoạt và dễ định hình. Điều này cho phép các mạch thần kinh mới được thiết lập giúp tạo lập và điều chỉnh hành vi.
“Giai đoạn then chốt” này lần đầu được nhà sinh vật học Konrad Lorenz nhằm diễn tả khoảng thời gian 24-48 giờ đầu tiên khi loài ngỗng tuyết nở trứng và ghi nhận vật thể chuyển động đầu tiên là mẹ chúng. Thường thì đó là mẹ thật của chúng, nhưng trong thí nghiệm thì Lorenz lấy chính mình ra để thay vào đó. Nếu không có một vật thể nào được ghi nhận thì những chú ngỗng con sẽ không có khả năng gắn kết tình cảm sau này.
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra việc một số căn bệnh cần được chữa trị đúng thời điểm then chốt nói trên, nếu quá muộn thì việc sửa đổi hành vi là rất khó. Một khi thời điểm trên kết thúc, ngay cả nếu tác nhân gây ra rối loạn tâm lý ấy bị đảo ngược hoặc loại bỏ, bởi vì não bộ không có khả năng tái cấu trúc và sửa đổi hành vi, phương pháp đối phó trên trở nên vô tác dụng.
Một ví dụ điển hình đó là bệnh dư thừa thuỷ tinh thể. Nếu không sớm chữa trị trước khi trưởng thành, thì người đó sẽ không thể nào có lại thị lực được nữa bởi não bộ không còn khả năng thích nghi với tín hiệu thị giác mới. Việc tái tạo giai đoạn then chốt cho não bộ sẽ giúp mở ra nhiều khả năng cho các phương pháp trị liệu mới cho các bệnh liên quan tới não bộ.
Oxytocin và serotonin có vai trò quan trọng với các giai đoạn then chốt giúp thích nghi xã hội
Phòng thí nghiệm Dolen tại Đại học John Hopkins có tham vọng tìm hiểu về cơ chế não bộ có trách nhiệm điều tiết hành vi xã hội. Để kiểm chứng giả thiết về giai đoạn then chốt liên quan tới hành vi xã hội, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp đánh giá điều kiện tương tác xã hội trên chuột.
Qua thí nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được khoảng thời gian mà khả năng học hỏi hành vi xã hội của chuột đạt đỉnh vào khoảng 35-42 ngày sau khi sinh. Khả năng này giảm dần theo thời gian và gần như không còn đáng kể khi đến tuổi trưởng thành.
Khi đã xác định được giai đoạn then chốt này, nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu cơ chế điều tiết khả năng học hỏi hành vi xã hội ở tuổi vị thành niên. Dolen biết rằng hormone oxytocin có thể kích thích tăng cường tính mềm dẻo của não bộ (neuro-plasticity) do đó có thể là nhân tố quan trọng trong quá trình này.
Qua các thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy tác dụng tăng tính mềm dẻo cho não bộ này chỉ xảy ra trên chuột ở tuổi vị thành niên nhưng không có tác dụng tương tự ở chuột trưởng thành. Một phát hiện thú vị xảy ra đó là serotonin và oxytocin cùng đóng vai trò tương tự trong quá trình này tuy nhiên tính hiệu quả của serotonin vẫn duy trì được trong khi oxytocin thì không. Chứng tỏ rằng tuy hoạt động cộng hưởng, chúng lại xảy ra với 2 cơ chế khác biệt nhau.
Tái tạo giai đoạn then chốt với MDMA
Một vấn đề với oxytocin đó là nó không có khả năng đi qua màng máu não trực tiếp do đó rất khó sử dụng oxytocin như một chất xúc tác trị liệu. Do đó các nhà khoa học có ý tưởng sử dụng MDMA. Chúng ta đã biết rõ về tác dụng tăng cường trải nghiệm xã hội của MDMA, sẽ rất thú vị nếu MDMA có thể giúp tái tạo giai đoạn then chốt.
MDMA khi liên kết với các thụ thể dẫn truyền serotonin khiến chúng đảo chiều, thay vì lấy serotonin ra khỏi các thụ cảm thì chúng đưa serotonin ngược trở lại vào trong thụ cảm, và bạn sẽ cảm nhận được hiệu ứng serotonin tăng cường.
Ngoài ra cũng có các bằng chứng cho thấy MDMA có thể kích thích các tế bào thần kinh chứa oxytocin giải phóng chúng. Thí nghiệm trên được lặp lại trên chuột, nhưng lần này họ cho chúng một liều MDMA 48 giờ trước khi xét nghiệm.
Quả nhiên MDMA có hiệu quả trong việc tái thiết lập giai đoạn then chốt nói trên, trong khoảng 6-48 giờ sau liều MDMA đó. Tác dụng kéo dài từ 2-4 tuần trước khi trở về trạng thái ban đầu.
Dolen cho biết cô rất hứng thú bởi từ lâu đã biết về các thử nghiệm lâm sàng điều trị các bệnh tâm lý với MDMA. Phát hiện này là một lời giải thích khá hợp lý cho các hiệu quả mà MDMA đem lại trong môi trường trị liệu. Dolen nhấn mạnh tác dụng trị liệu của MDMA phụ thuộc nhiều vào môi trường sử dụng.
Do đó MDMA không phải là một loại thuốc chống trầm cảm hay một loại thuốc thần kỳ giúp cải thiện tâm lý có thể dùng ở bất kì môi trường nào.
Nhóm của Dolen hiện đang phát triển dự án PHATHOM (Psychedelic Healing: Adjunct Therapy Harnessing opened Malleability) nhằm tìm hiểu liệu các chất hướng thần có thể giúp tái tạo lại các giai đoạn then chốt đặc biệt nhằm tìm ra các biện pháp trị liệu hữu ích.
Website phòng nghiên cứu: http://www.dolenlab.org