Kết quả thử nghiệm đem lại hi vọng cho việc sử dụng các chất bảng A để chữa trị các bệnh tâm thần trong tương lai.
Nấm thức thần giúp chữa trị thành công trầm cảm loại nặng đối với hơn một tá ứng viên trong một thử nghiệm lâm sàng mới đây, và các nhà khoa học vô cùng hi vọng rằng những trải nghiệm thức thần cốt lõi đối với nền văn hoá Aztecs và phong trào phản văn hoá thập niên 70s có thể một ngày trở thành một phương thuốc chữa bệnh đại chúng.
Thử nghiệm lâm sàng này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thành do sự kiểm soát chặt chẽ đối với các thuốc bảng 1. Thử nghiệm cho thấy chỉ với 2 liều psilocybin, hoạt chất chính trong nấm, là đã đủ để chữa trị trầm cảm trong 12 ứng viên trong 3 tuần và ngăn ngừa trầm cảm quay lại trong 3 tháng đối với 5/12 ứng viên.
Quy mô của thử nghiệm và sự kém khả thi để thử nghiệm theo kiểu placebo (thử nghiệm niềm tin) khiến cho kết quả của cuộc thử nghiệm này, được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và xuất bản trong tạp chí Tâm lí học Lancet, không thể chứng tỏ gì nhiều.
Các nhà khoa học từ đại học Hoàng Gia London nói họ hi vọng kết quả thử nghiệm trên sẽ khuyến khích các tổ chức tài trợ cho một thử nghiệm mới hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, phép thử nghiệm niềm tin trong thử nghiệm kiểu này là vô cùng khó khăn, vì rất dễ để phân biệt một người đang có trải nghiệm thức thần hay không.
Bất kể kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khuyên mọi người không nên tự ý thử nấm thức thần.
Tiến sĩ Robin Carhat-Harris, người điều hành thử nghiệm, nói: “Chất thức thần có tác dụng mạnh mẽ đối với tâm lí và chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khi các nguyên tắc an toàn được thực hiện, ví dụ khám sức khoẻ tâm lí kĩ càng và điều trị chuyên nghiệp.”
“Tôi không muốn công chúng nghĩ rằng họ có thể tự chữa bệnh trầm cảm của mình bằng cách tự hái nấm thức thần. Cách tiếp cận đó chứa nhiều rủi ro.”
Tiến sĩ David Nutt, phó điều hành thử nghiệm trên, nói rằng việc các nhà nghiên cứu khám phá các tác dụng y học của các chất cấm là hoàn toàn không có gì sai.
“Việc các nhóm nghiên cứu về các phương pháp điều trị trầm cảm mới trong khi nền công nghiệp dược đang rút dần ra khỏi mảng này là điều vô cùng quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy psilocybin an toàn và có tác dụng nhanh nên nếu được sử dụng đúng cách sẽ rất có lợi cho người bệnh.”
Tất cả các ứng viên thử nghiệm đều gặp phải trầm cảm nặng nề và không khá hơn khi thử với ít nhất 2 loại thuốc an thần thông thường. Họ ban đầu được cho một liều nhỏ psilocybin để chắc chắn rằng họ không có phản ứng phụ với thuốc (không ai gặp phản ứng phụ gì cả) và rồi 1 tuần sau họ được cho 1 liều cao hơn. Họ được chữa trị trong một căn phòng được chuẩn bị cẩn thận, với nhạc nền du dương và sự hiện diện của 2 bác sĩ tâm lí, người sẽ dẫn họ đi suốt trải nghiệm kéo dài 5 tiếng.
Một trong những ứng viên, Kirk Rutter từ London, bị trầm cảm sau khi mẹ anh mất và anh không thể chấp nhận điều đó mặc dù đã thử tư vấn và dùng thuốc an thần trong khoảng thời gian dài. Kirk nói anh ban đầu khá lo lắng vì anh chưa dùng nấm thức thần bao giờ, nhưng không khí tại trung tâm nghiên cứu giúp anh thư giãn khi anh chuẩn bị bắt đầu “trip”.
“Cả hai lần tôi đều trải nghiệm một thứ gọi là “hỗn loạn thức thần”. Đây là giai đoạn chuyển giữa trạng thái tỉnh thức thông thường và trạng thái thức thần, trạng thái này khiến tôi thấy lạnh và lo lắng” – bệnh nhân 45 tuổi này nói. “Nhưng ngay khi giai đoạn này hết, tôi đột nhiên cảm thấy dễ chịu – đôi khi tôi cảm thấy “vẻ đẹp” tột cùng.
“Trong buổi trị liều có một vài giây phút rất khó khăn, ví dụ khi tôi thấy mình ở trong bệnh viện cùng và mẹ tôi lúc đó rất ốm yếu. Trong trải nghiệm với liều cao tôi đã “nhìn thấy” nỗi đau của mình, nó giống như một vết lở loét mà sâu thẳm tôi không muốn nó lành chỉ vì tôi nhớ mẹ mình. Tuy niên, bằng việc ôn lại các kỉ niệm, cảm xúc yêu thương trong mối quan hệ, tôi nhận ra việc buông bỏ nỗi đau kia không có nghĩa là tôi buông bỏ những kí ức về mẹ.”
Anh ấy nói nấm thức thần không phải là một thứ thuốc kì diệu, nó chỉ cho anh thấy anh phải tự mình cố gắng nhìn mọi thứ với con mắt lạc quan.
Nutt cho biết sự quan liêu cần phải được xử lí để nghiên cứu có thể thể được thực hiện. Đã phải tốn cả năm nhóm nghiên cứu mới xin được phê chuẩn, rồi phải có 6 tháng nghiên cứu về độ an toàn, nhưng phần khó nhất là đối phó với lệnh cấm.
Mất 30 tháng chúng tôi mới có thể đặt tay lên thứ thuốc có tên trong đề tài nghiên cứu. Thuốc được đóng gói theo đơn đặt hàng riêng vào các viên nang nén bởi một công ty có thẩm quyền. Tất cả giấy tờ mất 32 tháng mới hoàn thành, và tốn 1500 bảng Anh cho 1 liều, trong khi mà giá nấm trên thị trường đen chỉ khoảng 30 bảng.”
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ chưa biết chắc tác dụng của thuốc được gây ra bởi các hoạt động sinh hoá trong não hay chính trải nghiệm mà nhiều người tả là mang tính tâm linh/thần bí đem lại cho người dùng cách nhìn nhận khác về thế giới xung quanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng psilocybin đem lại hi vọng cho những người trầm cảm trung bình đã 18 năm – phần lớn các ứng viên bị trầm cả phần lớn quãng đời của họ.
Bài nghiên cứu là một phần của nghiên cứu liên kết giữa tổ chức Hoàng Gia và tổ chức Beckly, tổ chức chuyên nghiên cứu về các chính sách liên quan đến “thuốc”.
Amanda Feilding, sáng lập tổ chức Beckley và đồng điều hành chương trình thử nghiệm cùng Nutt, cho rằng “Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi giúp chúng ta hiểu cách chất thức thần thay đổi nhận thức, và cách mà thông tin này có thể được dùng để tìm ra những đột phá mới trong việc chữa trị nhiều căn bệnh tâm lí như trầm cảm, nghiện, hành vi ám ảnh,…”
]]>