Bài viết này được chia thành hai phần: Phần đầu nêu ra facts ai cũng có thể kiểm chứng; phần sau nêu ra quan điểm của người viết.
LSD là gì?
“LSD phá tung cái địa miền tư sản táo bón tồi tàn như một thiên sứ của kỷ nguyên thức thần mới. Chúng ta chưa từng bao giờ giống thế trước đó, và sẽ không bao giờ, bởi LSD đã chứng minh, ngay cả với những kẻ nghi ngờ, rằng những tòa lâu đài trên thiên đàng và những khu vườn dưới địa đàng nằm trong mỗi và mọi người chúng ta.” — Terence McKenna (Huyền thoại trong cộng đồng psychedelics)
LSD được viết tắt từ tên khoa học Lysergic acid diethylamide, vì thế trong tiếng Anh người ta cũng hay gọi nó bằng tên lóng acid (phát âm: ‘át-xít’). LSD là một trong những hoạt chất thông dụng nhất trong nhóm thuốc thức thần (psychedelic drugs). Chất thức thần là một nhóm riêng biệt, khác biệt so với hai nhóm Stimulants (Chất kích thích. VD: caffeine (cà phê), MDMA (hay còn thường được gọi là ecstasy, thuốc lắc), meth (đá), nicotine (thuốc lá), cocain…) và Opioids (Thuốc phiện. VD: ma túy, morphine, heroin…)
Một số các loại chất thức thần thường gặp: Cần sa, LSD, psilocybin mushrooms (hay còn thường được gọi là magic mushroom, shrooms, tạm dịch là nấm thần, salvia, ayahuasca, và DMT.
Vào năm 1943, Albert Hofmann, tiến sĩ hóa học 37 tuổi người Thụy Sĩ, trong lúc đang làm việc trong phòng thí nghiệm thì tình cờ nếm phải một hoạt chất ông mới chiết xuất, tổng hợp ra được từ ergot fungus, một loại nấm từ hạt cựa lúa mạch, hoạt chất này về sau được gọi là LSD. Trong cuộc phỏng vấn lúc ông gần 100 tuổi, ông gọi LSD là “thuốc dành cho linh hồn”.[1] Thiên tài từng đoạt giải Nobel, Francis Harry Compton Crick, đã dùng LSD trong lúc khám phá ra bí mật của sự sống.
LSD không màu, không mùi, không vị.[2] Thường được bán dưới dạng những mẫu giấy thấm nhỏ có in họa tiết như trong hình.
LSD có gây nghiện không? LSD có phải là ma túy không?
Nếu định nghĩa ma túy là các loại chất gây nghiện (như heroin, cocain, cà phê, thuốc lá, bia rượu…) thì câu trả lời cho hai câu hỏi này đều là không.[3] LSD không gây nghiện; và LSD cũng không phải là ma túy. Các nghiên cứu khoa học cho thấy LSD cũng không gây tổn hại gì cho não bộ.
“LSD là một trong những hoạt chất ít độc tố nhất được loài người biết đến. Nó còn ít độc hại hơn cả aspirin* và vitamin C.” — Tiến sĩ Stanislav Grof
*thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thông thường
Nhiều khi LSD còn ít độc hại hơn các loại thuốc bạn đang dùng mỗi ngày.
Tác dụng, ảnh hưởng của LSD
LSD là một loại chất thức thần khá mạnh, dù chỉ với một liều lượng cực nhỏ. Theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi thì liều lượng thông thường cho một lần trip với một người bình thường là từ khoảng 200 µg (micrograms) cho tới 300 µg (một microgram bằng một phần triệu gram). Khi được hấp thụ, ảnh hưởng của nó tác động lên người dùng bao gồm: tâm lý, thị giác (nhắm mắt lẫn mở mắt), ý thức, nhận thức về thời gian, không gian, những trải nghiệm tâm linh… Một lần trip thường kéo dài từ 8 – 10 tiếng. Mỗi người đều có những trải nghiệm khác nhau. LSD cũng từng đóng một vai trò mấu chốt trong phong trào hippie, anti-culture những năm 1960.
“Psychedelics ‘đáng sợ’ là vì nó tiết lộ ra sự thật về tâm trí, mà người ta thì luôn sợ phải đối diện với tâm trí của họ.” — Tiến sĩ Robin Carhart-Harris
“Ảo giác” là gì?
Khi nhắc tới LSD và tác dụng của nó, nhiều người sẽ dùng từ “ảo giác” để miêu tả. Nhưng có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ ra hay tự đặt cho mình câu hỏi này như một triết gia: Ai là người có quyền định nghĩa cái gì là thật, cái gì là ảo? Nếu “ảo giác” có nghĩa là thấy được những gì một người chưa từng thấy thì tôi không gọi đó là ảo giác, tôi gọi đó là thần giác, ngộ giác, hay bất cứ tiền tố nào không mang thành kiến tiêu cực như cách gọi “ảo giác” thông thường. Terence McKenna đã từng nói, “Thế giới được tạo ra bởi ngôn ngữ.” Nếu bạn suy nghĩ về điều này một chút, có thể bạn sẽ nhận ra được là nó đúng, cũng có thể là bạn còn lâu mới hiểu được. Ngôn ngữ là cái chúng ta sử dụng mỗi ngày, song hiếm có ai từng suy ngẫm về nó, hiếm có ai nghiệm ra được điều ông McKenna vừa nói ngoại trừ những thiên tài; đôi khi chỉ có thiên tài mới nhận ra được thiên tài. Linh hồn không nhận ra nhau qua ngoại hình mà qua tần số.
“Bạn càng sống thật bao nhiêu thì bạn sẽ càng thấy thế giới này ảo bấy nhiêu.” — John Lennon
Đối với cá nhân tôi, mục đích thật sự của việc trải nghiệm LSD không phải là vì những “ảo giác” hay những cảm giác nó mang lại. Nó chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Bề chìm 90% còn lại là những gì xảy ra trong ý thức, tâm thức của mình lúc đó. Vì là chất thức thần, nó có khả năng đánh thức cái thần trong bạn. Nó có khả năng mở rộng nhận thức một người; “nó mở bạn ra tới cái khả năng mọi thứ bạn biết đều sai.” Sau mỗi chuyến hành trình, bạn trở về mang theo những món quà. Những món quà này này không quá to đến nỗi không tặng cho ai được, cũng không quá nhỏ đến nỗi có tặng cũng không ai thèm. Bạn lưới được con cá với kích thước hoàn hảo.
LSD không dành cho tất cả mọi người. Nó chỉ dành cho những ai được trời đất yêu quý với trái tim can đảm dám đối diện và dám khám phá những vùng sâu kín nhất trong tâm thức, tiềm thức của mình. Terence McKenna đã nói, loài người đã lên được mặt trăng, đã thăm dò thám hiểm được lòng đại dương, nhưng loài người vẫn còn sợ phải đối diện với tâm thức của chính mình, nơi mọi mâu thuẫn tồn tại. Đó là tất cả những gì quan trọng; mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Thậm chí nếu bây giờ có dĩa bay xuất hiện giữa thành phố cũng không quan trọng bằng một lần bạn tìm lại được những gì đã mất trong tâm trí của mình, một lần trả lời được những khúc mắc, phân vân trong đời mình, như một người bạn của tôi lần đầu tiên trải nghiệm đã tường thuật lại.
Có nhiều người hỏi LSD có tác dụng phụ gì không? Hỏi như vậy cũng giống như hỏi đọc sách có tác dụng phụ gì không? Tất nhiên là đọc sách có tác dụng phụ. Câu hỏi không phải là nó có tác dụng phụ hay không, mà là so với tác dụng chính thì tác dụng phụ có đáng kể không, đáng kể bao nhiêu phần trăm. Câu trả lời cho câu hỏi này theo cá nhân tôi chỉ đơn giản là không. Có người lại hỏi: Tại sao phải dùng LSD? Không có gì mà phải hay không phải, mà chỉ đơn giản là muốn hay không muốn. Phải nghe có vẻ như bị ép buộc. Người khác hỏi: Dùng LSD có phê không? Nếu mục đích bạn tìm đến LSD để tìm cảm giác phê thì đối với tôi bạn đang sử dụng nó sai mục đích.
Có những câu hỏi thông minh hơn để đặt ra là: Dùng LSD có khiến bạn trở thành một người tốt hơn hay không? Có thay đổi cuộc đời bạn theo chiều hướng tích cực hơn không? Có khiến cho nhận thức của bạn về thế gian, thực tại này sâu rộng hơn không? Có giúp bạn nhận ra được chân lý cao nhất của cuộc sống này là gì hay không? Đó mới là những câu hỏi quan trọng mà mọi người nên đặt ra. Và khi đã trả lời được những câu hỏi đó tôi mới rút ra được một kết luận là càng có nhiều người trải nghiệm và dám can đảm đứng ra làm nhân chứng cho nó thì thế giới sẽ càng có cơ hội bước lên một bước nữa trong nấc thang tiến hóa, như loài nhộng đang ấp ủ biến mình thành bướm. “Ta bỏ lại đằng sau thân xác của loài khỉ. Ta dang cánh bay.” Để tạm kết và nếu có duyên thì sẽ gặp lại, tôi muốn chia sẻ với các bạn một đoạn trích dẫn từ cũng lại là từ Terence McKenna. Bạn có thể thấy tôi là một fan cuồng của ông. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông điệp của ông thì cách hay nhất đó là vào xem những video clip trên Youtube tôi đã dịch. Bạn nào vẫn hay theo dõi tôi có lẽ đã biết tới thông điệp này lần đầu tiên tôi dịch ra tiếng Việt cũng đã hơn một năm, nhiều khi hứng lên vẫn hay đăng lại:
“Trải nghiệm thức thần thực sự cũng đóng vai trò nòng cốt để thấu hiểu về cái tính người trong bạn, ngang với những việc như làm tình, hay có con, hay có những trách nhiệm hay có những hy vọng và ước mơ, song nó phi pháp. Chúng ta bằng cách nào đó được bảo rằng…. Chúng ta đã bị ấu trĩ hóa. Chúng ta được bảo rằng chúng ta có thể đi lòng vòng trong cái lồng tâm thức của trẻ sơ sinh đã được phê chuẩn và chúng ta có một số chất gây say ở đây nếu bạn muốn đổ đốn: chúng ta có vài chai scotch đây, và vài điếu thuốc và thịt động vật, và một chút đường, một chút TV vân vân và vân vân. Nhưng, có những loại chất biến giác làm tan biến rào cản cách biệt và cho bạn một trải nghiệm về mối đoàn kết với những người anh em và thiên nhiên thì bằng cách nào đó bị cấm. Đây là một sự sỉ nhục! Đây là một dấu hiệu cho thấy một văn hóa thiếu trưởng thành và sự kiện là chúng ta vẫn còn chịu đựng điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang sống trong một xã hội bị áp đặt y như bất cứ xã hội nào trong quá khứ.”