Trải nghiệm điều trị trầm cảm với microdose magic mushroom

Nguồn: VICE By Claire Colley Dịch: Thỏ Trắng

Chúng tôi đã có cơ hội trò chuyện với một bệnh nhân và bác sĩ giám sát cô ấy trong quá trình điều trị trầm cảm với vi lượng nấm thức thần (microdose).

Khi Sue đồng ý gặp tôi, cô ấy tràn đầy nụ cười. Với một thần thái “toả sáng”, cô ấy bắt tay tôi và ngồi xuống kể một cách đầy lôi cuốn về đoạn đường từ văn phòng đến nơi hẹn gặp. “Đã nhiều năm rồi tôi mới cảm thấy có nhiều năng lượng như thế này. Trước đây điều này là hoàn toàn ngược lại, nhưng giờ đây tâm trạng cũng như năng lượng và cái nhìn về cuộc sống của tôi đã thay đổi nhiều theo hướng tích cực. Tất cả là nhờ nấm ma thuật? Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là sự thật.”

Nấm ma thuật Psilocybe semilanceata

Năm 25 tuổi, Sue trải nghiệm thời kì trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên trong đời. Vào lúc đó, cô ấy rất bối rối khi “con chó mực” (tên gọi lóng cho bệnh trầm cảm) đến với mình. “Suốt thời kì thiếu niên tâm trạng tôi gần như luôn tiêu cực, nhưng không gì có thể so sánh với những cơn đau tinh thần mới gặp này. Rất khó để mô tả trầm cảm là như thế nào, có thể nói tôi cảm thấy như mình đã chết – chẳng còn gì ngoài một màu đen tăm tối. Tôi đã bỏ ăn bỏ ngủ, lăn lộn với công việc là nhà phân tích nghiên cứu. Tôi từng oà khóc trong buồng vệ sinh công cộng, tủi nhục và tuyệt vọng.”

Cơn bệnh trầm cảm đầu tiên kéo dài một năm, và sau khi thời kì ủ bệnh ban đầu đã hết, cô ấy cảm thấy chán nản hầu hết thời gian trong ngày. “Tôi có thể đeo lên một chiếc mặt nạ, và không ai có thể nhận ra tôi bị trầm cảm trừ bác sĩ của mình.” Giống như hàng triệu người khác, Sue được kê đơn thuốc chống lo âu – trầm cảm: “Chúng giúp tôi không khóc nữa, nhưng lại khiến tôi cảm thấy tê liệt và tôi có thể che dấu bệnh một cách dễ dàng hơn với thuốc SSRI (một dạng thuốc trầm cảm thông dụng).”

Đầu năm nay, mặt dù đã tăng liều lên khá cao, nhưng bệnh tình ngày càng nặng. “Tôi liên tục có những suy nghĩ ám ảnh tiêu cực cả ngày.” Sue cho biết cô ấy cũng thử thiền chánh niệm – điều này có giúp một phần, nhưng “cơn đau” ấy vẫn còn đó.

Một khám phá tình cờ trên mạng Internet đã đẫn Sue tới những nghiên cứu tiên phong, mặc dù còn rất ít, về tác dụng của microdose – việc sử dụng chất thức thần như psilocybin (hoạt chất trong nấm ma thuật) ở liều siêu nhỏ để trị trầm cảm. “Tôi đã đọc một bài báo về việc sử dụng MDMA (thuốc lắc) để trị trầm cảm, và tôi không hề có ác cảm gì với điều này vì thời trẻ đã có những năm tháng tiệc tùng. Tuy nhiên nấm thức thần thì tôi chưa sử dụng lại rất lâu rồi.”

Tiến sĩ Jim Fadiman

Diễn đàn mà Sue tham gia đầy những người bàn luận về microdosing, và chính là tại đây là nơi mà Sue tìm thấy tiến sĩ Jim Fadiman, năm nay đã 76 tuổi. Ông có một CV rất “khủng”: từng là nhà cố vấn kinh doanh, tác giả cuốn “The Psychedelic Explorer’s Guide” (Cẩm nang cho người khám phá thức thần) và là đồng sáng lập của đại học Sofia tại California. Những năm tháng thời trẻ ông từng là thành viên Menlo Park – nhóm nghiên cứu tại California chuyên khảo sát tác dụng của chất thức thần vào những năm 60s.

“Hồi đó chúng tôi cho người ta sử dụng liều cao LSD để trị liệu và tăng cường tư duy để giải quyết các vấn đề hóc búa, nghiên cứu này khá thành công nhưng thể hiện rõ nhất lại là ở liều thấp. Nhiều người rất hứng thú với LSD, một phần vì nó rất giống phân tử serotonin – chất dẫn truyền thần kinh điều hoà cảm xúc.” – Jim cho biết.

Hẳn là vậy, vào lúc đó, LSD là một trong những chất được nghiên cứu mạnh nhất trong giới trị liệu tâm lí, với hàng nghìn nghiên cứu được thực hiện. Tuy nhiên vào năm 1968 khi chính phủ Mỹ đưa chất này vào bảng A vì họ tin rằng LSD không có tác dụng y tế nào và có tiềm năng lạm dụng cao, họ đã cấm chất này và chấm dứt hơn 60 dự án nghiên cứu bao gồm Menlo Park.

Bốn thập kỉ trôi qua, nhưng hứng thú với chất thức thần trong trị liệu vẫn là một chủ đề khiến Jim hứng thú. “Khoảng 5 năm trước, một người bạn nói với tôi anh ấy đang dùng phương pháp microdosing. Chính Albert Hoffman, nhà hoá học người Thuỵ Sĩ người đã tìm ra LSD, là người đã gợi ý cho anh bạn kia điều này. Lúc đó tôi không hiểu micro-dose nghĩa là gì. Những nghiên cứu trước đây toàn thực hiện với liều cao ngất ngưởng nhằm tạo ra trải nghiệm tâm linh, và giờ tôi mới biết có phương pháp dùng liều vi lượng (liều mà hiệu ứng không cảm thấy rõ được), và tôi trở nên rất tò mò. Tôi không thực hiện các “nghiên cứu” giờ đây nữa – tôi chỉ đơn giản gợi ý những người có khả năng tiếp cận chất thức thần một cách hợp pháp xem họ có hứng thú với việc thử nghiệm microdose không, và tôi đã soạn nên một liệu trình chung cho họ.”

Liệu trinh Fadiman bao gồm việc sử dụng vi lượng mỗi 4 ngày 1 lần trong vòng một tháng và ghi nhận lại thay đổi về nhận thức và cảm nhận. Ngưỡng liều lượng microdose nằm trong khoảng 1/10 đến 1/20 liều thông thường. Nếu như người ta cảm nhận được hiệu ứng thức thần, thì tôi khuyên họ nên giảm liều xuống. Những viên pha lê không nên trở nên lấp lánh hơn dù chỉ một chút”

Tiếng lành đồn xa, và người ta bắt đầu hỏi Fadiman nhiều hơn về liệu trình và thông tin. “Người ta viết thư cho tôi hỏi rằng liệu nó có giúp bớt chứng nói lắp hay cai thuốc lá? Và họ đều thành công với microdose”.

Cho tới nay, Fadiman đã thu thập hàng trăm báo cáo, và luôn có báo cáo mới hàng ngày. Tôi theo dõi báo cáo của người dùng sau một tháng, và có vẻ là mọi người đều cảm thấy microdose có khả năng bổ trợ trong mọi việc trong đời sống, dù chỉ là một chút. Một báo cáo nói rằng đây là cách để “tăng cường chakra”, … – túm lại là nó rất hiệu quả, vì chỉ với một liều lượng siêu nhỏ có thể cải thiện tâm trạng mà không thay đổi hành vi.”

Mặc dù ông không nghiên cứu riêng về trầm cảm, một vài tình nguyện viên đã nói với ông rằng liệu pháp này có đã giúp họ cải thiện tâm trạng luôn thấp của mình. Trên diễn đàn có rất nhiều trường hợp báo cáo như vậy, nhờ thế Sue mới biết tới Fadiman. “Tôi đã viết thư cho Jim và ông ấy đã gửi tôi liệu trình để thử. Cảm thấy rất tò mò, tôi đã hỏi một người bạn có nấm và xin một ít.” – Sue nói.

Liều microdose của Sue

Sue xay nhuyễn nấm thành bột và bắt đầu với 1 thìa teaspoon vào ngày đầu tiên. “Tôi cảm thấy tác dụng nhẹ – có thêm một chút năng lượng, nhưng chỉ thế thôi. Tôi tỉnh táo hơn và không ngủ trưa, điều mà khá là khác thường vì mức năng lượng bình thường của tôi rất thấp.”

Tác dụng trong ngày hôm sau mới là thứ khiến Sue kinh ngạc: “Quá ảo, mọi suy nghĩ luẩn quẩn đã biến mất. Tôi còn đi tìm chúng, nhưng chẳng thấy đâu nữa.”

Sue không phải là người duy nhất cảm thấy tác dụng kinh ngạc này. Một tình nguyện viên mắc bệnh Parkinson cho biết sau 1 tháng sử dụng LSD vi lượng, chứng Parkinson tuy không có gì cải thiện, nhưng chứng trầm cảm đi kèm đã thuyên giảm. “Tôi nhận được báo cáo từ một người mắc trầm cảm rất nặng, đến nỗi bệnh nhân được đánh giá là “khiếm khuyết” và được coi như người khuyết tật. Anh ấy bắt đầu micro-dosing trong một vài tuần và anh ấy cho biết mình cảm thấy bình thường, có thể sinh hoạt được và kiểm soát được cuộc sống hơn. Sau đó anh ấy hết nấm và lại tái phát bệnh.”

Trong khi các nghiên cứu cho đến nay chỉ ra rằng liều vi lượng có nhiều tác dụng tốt, một số tình nguyện viên lại báo cáo tác dụng phụ không hề dễ chịu, và ông cảnh báo rằng liệu pháp này có thể không phải dành cho mọi người. Hẳn là vậy, Sue đã có một trải nghiệm khiến cô phải cẩn trọng hơn với việc cân chỉnh liều lượng. “Tôi sử dụng nấm từ một mẻ mới và mặc dù dùng cũng liều như vậy, nhưng nó mạnh hơn rất nhiều và tôi thấy ảo quá nên khó chịu. Tôi không dùng để tìm kiếm khoái lạc.”

Tuy chất thức thần không hề gây nghiện, tôi vẫn cẩn trọng hỏi Fadiman xem có rủi ro nào không khi dùng liều vi lượng thường xuyên. “Không hề có khả năng gây nghiện. Chất thức thần có khả năng cai nghiện là đằng khác. Nếu bạn dùng liều cố định hàng ngày thì nó sẽ không còn tác dụng nữa.”

Fadiman không hề đơn độc trong hành trình trị liệu với psilocybin, và nhờ một số lệnh cấm đã được gỡ bỏ, một vài nghiên cứu mới đã được triển khai đặc biệt trong việc trị trầm cảm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ khi dưới tác động của chất thức thần thể hiện sự liên kết giữa một số vùng vỏ não – điều này cắt đứt các khuôn mẫu liên kết gây ra suy nghĩ tiêu cực. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hoàng Gia London, dưới sự chỉ đạo của Tiến Sĩ David Nutt hiện đang nghiên cứu tác dụng của psilocybin với các chứng trầm cảm kháng thuốc.

Liệu microdosing có tác dụng như một thuốc hạ trầm cảm dài hạn không? Với dữ liệu hiện tại, Fadiman không chắc chắn về vấn đề này. Cần có nhiều nghiên cứu nữa mới có thể giúp đưa ra kết luận vững chắc. Tuy vậy, microdose giờ đây đã trở thành một phương thuốc tại nhà phổ biến mà người thân bạn bè thường khuyến cáo người bệnh. 

Sue, sau khi đã hoàn thành tháng đầu tiên thử nghiệm microdose, nói rằng cô đã cảm thấy đủ tự tin để khuyên những người bạn cũng mắc trầm cảm thử phương pháp này. “Nó thực sự có ích lợi và tôi sẽ tiếp tục microdose chừng nào còn có thể. Nếu đây là một cuộc thi thì thuốc chống trầm cảm kê toa thua microdose chắc chắn.” Tuy vậy, Sue quyết định vẫn sẽ tiếp tục dùng thuốc SSRIs kèm theo cho tới khi bác sĩ cho phép ngưng, nhưng cô quả quyết rằng “thuốc chống trầm cảm chưa bao giờ có tác dụng với tôi, và nấm vi lượng thì có. Tôi không đủ kiến thức giải thích tại sao, và nói thật thì với tư cách người bệnh, tôi không quan tâm – vì nấm đã giúp tôi cảm thấy là chính mình, một cách toàn diện và thực sự tồn tại – lần đầu tiên sau nhiều năm cuộc đời.”

** Tên đã được đổi nhằm bảo vệ danh tính.

]]>
Announcement


🔑 Store Password: i23n48fXB

🔑 Private Channel

💬 Chat Group (Nhóm Thảo Luận)
    SUBSCRIBE